Trang 4/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4
  1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nghệ sĩ nhân dân - Tỷ lệ nào cho tài năng và sự tận hiến?

    Con số thì cũng nằm trong tay con người. Liệu tỷ lệ 10% hay cả 90% kia có cân đo đong đếm được hết tài năng, những đắng cay tận tụy và cống hiến cho biết bao thế hệ khán giả?
    Đến hẹn lại lên, mùa xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lại rộn lên những mong đợi ở người này, ngậm ngùi cho người kia. Và một lần nữa, những lá phiếu vô tri lại không hề vô tình khi gạt ra ngoài những cái tên mà sự chứng thực về tài năng, về sức đóng góp, về độ thu hút khán giả của họ đã được chính người trong giới, công luận, công chúng thán phục, công nhận.
    Đâu là sự công bằng cho những cống hiến không ngừng nghỉ của nghệ sĩ?
    Đâu là sự danh giá cho những danh hiệu mà hồn vía của nó lại không thuộc về nhân dân?

    Các thế hệ nghệ sĩ cùng tề tựu trên sân khấu trong vở diễn Đời cô Lựu - Ảnh: T.T.
    Chiều 2/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công bố danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) đã vượt qua Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, trong số 77 ứng viên không có tên các NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu. Lý do, như lời ông vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VH-TT-DL) Phùng Huy Cẩn giải thích thì các nghệ sĩ không đạt 90% số phiếu bình chọn; và ông vụ trưởng cho biết “không có gì tiếc nuối”.
    Tôi đồ rằng, trong hơn 10% số phiếu gạch ấy, hẳn là 3 nghệ sĩ chưa có đủ huy chương, lại càng không có đủ “2 giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT” như khoản 4, điều 8, Nghị định 89/2014 quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Cái lý do “muôn năm cũ”, cái tiêu chuẩn có thể dễ dàng cho khu vực sân khấu phía Bắc nhưng luôn bị vướng với khu vực sân khấu phía Nam - chủ yếu hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tư nhân - hầu như ít có điều kiện (kinh phí) để tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn. Đó là chưa nói đến các vai diễn trung tâm đều tập trung cho nhân vật - diễn viên trẻ, cơ hội huy chương vàng càng không thể đến với những nghệ sĩ gạo cội.
    Rõ ràng, nghị định ràng buộc thực tế hay một nửa thực tế đang nằm ngoài nghị định, chỉ biết, trong trường hợp này, nó là lực cản xám xịt.
    Thử đặt cái tỷ lệ 10% còn lại ấy bên cạnh ba cuộc đời đều đã trên dưới 70 tuổi, với hơn 40 năm theo nghề, làm nghề; hiện nay họ vẫn tiếp tục bám nghề mới thấy sự nghiệt ngã của những con số. Con số thì cũng nằm trong tay con người. Liệu tỷ lệ 10% hay cả 90% kia có cân đo đong đếm được hết tài năng, những đắng cay tận tụy và cống hiến cho biết bao thế hệ khán giả?
    Khi một Võ Minh Luân - Minh Vương cất lời trong bản Văn Thiên tường(lớp dựng) - vở Đời cô Lựu (tác giả: Trần Hữu Trang), chỉ vỏn vẹn: “ba hỡi… ba” [oan], cả sàn diễn và khán phòng hoàn toàn thuộc về ông, về chất giọng cao, quãng hơi lớn, nó cho phép người nghệ sĩ đuổi bắt đến tận cùng cái khả năng biểu đạt cảm xúc cho nhân vật và tình huống kịch. Chỉ với 3 chữ, trong đó chữ thứ ba mới vô dây đờn (oan) đã thể hiện tài năng diễn trong ca bậc thầy của NSƯT Minh Vương.

    NSƯT Minh Vương và NSND Bạch Tuyết trong vở Đời Cô Lựu

    Đó cũng là lý do khi ông ngồi ở vị trí giám khảo của hầu hết các cuộc thi về cải lương sau này, những cú bắt về nhịp, về cách xử lý hơi cho từng bài bản bao giờ cũng tuyệt đối chính xác. Cải lương đẹp đâu chỉ bài vọng cổ, đâu chỉ một tiếng xuống hò ngọt ngào mà từng đường nét ra - vào, thăng - giáng, nội - ngoại… trong nhịp, trong cách ém hơi, nhả chữ của từng lòng bản trong mỗi bài bản.
    Khi NSƯT Thanh Tuấn xuống hò, kể cả những cuộc dạo chơi bất tận của ông trên vùng thảo nguyên âm nhạc, làn hơi, quãng giọng và độ luyến láy của ông là vô đối. Chả thế mà ông gần như là danh ca duy nhất sản sinh hậu bối nhiều nhất lấy theo nghệ danh của ông: Ngân Tuấn, Chiêu Tuấn, Linh Tuấn, Minh Tuấn, Hiển Tuấn, Hoài Tuấn, Thanh Thanh Tuấn… Tại Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000, NSƯT Thanh Tuấn trong vai kép hát Châu Tuấn (vở Khúc ly hương - tác giả: Thanh Kim Huệ), ở cảnh cuối, ông xuất hiện từ… trong cánh gà nhưng cất giọng ca bài Đoản khúc Lam giang, lập tức toàn bộ khán giả - vốn là nghệ sĩ của hai miền Nam - Bắc - đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Không chỉ là chất giọng trời cho, không dễ là sự mài giũa qua hai người thầy đầu tiên là Út Trọn và Bảy Trạch, đó còn là cộng hưởng của một trải nghiệm làm nghề khổ luyện, thấu cảm đến tận cùng.

    Vì thế trên “ghế nóng” Chuông vàng vọng cổ lần thứ 12 - 2017, NSƯT Thanh Tuấn đã cho thấy uy lực của nghề. Bộ ba Bạch Tuyết - Minh Vương - Thanh Tuấn, họ đâu chỉ chấm điểm bằng mỗi con số, họ điểm danh nghệ thuật cải lương bằng chính tài năng, sự tinh tường, tận tụy qua cả nửa thế kỷ làm nghề; và đặc biệt họ là những nghệ sĩ bậc thầy đang truyền trao vốn nghề cho lớp nghệ sĩ kế cận.
    Và cho đến giờ này, chỉ với vai Trùm Sò (vở Nghêu Sò Ốc Hến - tác giả: Nguyễn Thành Châu), NSƯT Giang Châu đặt để tên tuổi mình vào thể loại ca diễn cải lương hài lẳng độc nhất vô nhị. Xử lý làn hơi, tạo chất giọng trên nền tiếng đờn cò, tiếng kèn lá trong phân cảnh quan huyện xử án là một sáng tạo độc đáo của Giang Châu, tạo tiếng cười hoạt kê trong nỗi chua chát chốn quan trường.
    Có khá nhiều ý kiến đòi hỏi áp dụng yếu tố “đặc cách” với các nghệ sĩ. Ông vụ trưởng khẳng định dứt khoát không có chuyện đặc cách cho bất cứ ai vì Nghị định 89/2014 không có quy định về đặc cách. Và quả thật, với 3 nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu, tôi nghĩ họ không cần phải xem xét để được đặc cách mà tài năng, sự đóng góp của họ, sức cống hiến nghệ thuật trong cả cuộc đời họ xứng đáng được Nhà nước - thông qua Bộ VH-TT-DL tự giác đặc cách, phong tặng, tôn vinh. Bốn nữ NSƯT Kim Cương, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy đã từng được đặc cách phong tặng danh hiệu NSND năm 2012 bởi chính tài năng, cống hiến của họ cho công chúng nước nhà, bởi chính tư cách và trách nhiệm công dân mà họ đã chọn lựa, tạo dựng từ sau ngày 30/4/1975.

    Đòi hỏi con số huy chương và cách tính lũy tiến cơ học số năm làm nghề với các nghệ sĩ kịch hát dân tộc, có thể là không sai - với Nghị định 89, nhưng không đúng, không công bằng, thậm chí có phần bất nhẫn với cả một cuộc đời - nghiệp dĩ của họ. Bởi ngay cả khi đã được phong tặng, thì danh hiệu NSND, NSƯT cũng không mang lại cho họ bất cứ quyền lợi vật chất nào, có chăng chỉ là “danh hiệu” - lại cũng là một chữ danh gắn cả cái nghề, cái nghiệp của họ - mà thôi.
    Trở lại với ba nghệ sĩ, dù tôi không muốn so sánh họ với bất cứ ai, nhất là những người đã lọt vào danh sách 77 ứng cử viên của Hội đồng Nhà nước, nhưng nếu đặt để độ dày về tài năng, về sức đóng góp, về uy tín nghề nghiệp trong giới của họ bên… dưới một số tên tuổi ứng viên (sẽ là) NSND, đặt họ bên cạnh những nghệ sĩ (sẽ là) NSƯT thì cái chua chát thuộc về nghệ sĩ, cái nực cười thuộc về… danh hiệu.

    Tôi vẫn nhớ đêm công diễn Đời cô Lựu ở Tân Châu, An Giang. Từ sân khấu châu Âu tráng lệ, những tên tuổi của sân khấu 2-84 ngày nào là ông hội đồng Thăng (NSND Diệp Lang), là cô Lựu (NSND Bạch Tuyết), Bảy cán vá (NSND Ngọc Giàu), Kim Anh (NSND Lệ Thủy), Võ Minh Thành (cố NSND Thanh Tòng) và Võ Minh Luân (NSƯT Minh Vương)… đã về miệt vườn cù lao, sân khấu được chèo chống giữa bãi đất trống, gió quần quật tứ bề, lấy trăng sao làm luôn đạo cụ, họ ca diễn như thể lần cuối cùng được đứng trên sân khấu. Khán giả đốt đuốc chèo ghe về coi cải lương, mê mệt.
    Một thế hệ vàng của sân khấu cải lương, nay người còn kẻ mất, nhưng một khi còn hiện diện, họ vẫn hát vẫn ca, vẫn miệt mài theo từng cuộc thi cốt chỉ mong truyền nghề, giữ nghề. Còn danh tiếng, họ đã chất chồng bấy nhiêu năm tháng.
    Dưng không, bẽ bàng, tủi hổ cho cái tỷ lệ bé mọn kia...
    Lê Huyền Ái Mỹ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    caophihung (11-07-2018), DOHOANG (11-07-2018), Dương Thanh Ngọc (10-07-2018), Giang Tiên (10-07-2018), linhhueforever (04-07-2018), MEM (05-07-2018), Thanh Hien (05-07-2018)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Chết cha, chắc em bị lột lưỡi rồi... huhuhuhu...
    Chắc phải nhờ mẫu hậu lấy roi cá đuối "quánh" cho một trận bỏ tật mới được... hic
    Để đi kiếm roi da đã.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Để đi kiếm roi da đã.
    Hic... hoàng nhi chạy trốn mẫu hậu...
    Hic... nấp sau lưng anh MEM... hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (13-07-2018)

  6. MEM
    Avatar của MEM
    Giống anh là Thái Thượng Hoàng quá hén! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (13-07-2018)

  8. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    nấp mà cũng không biết chỗ nấp... phại dạy kỹ lại mới được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    nguyenphuc (13-07-2018)

  10. pika
    Avatar của pika
    WOW !!!Bạn Nguyễn Phúc chắc là thầy đàn nên phân tích rỏ ràng quá . Pika nhớ có người nói " Ai đủ tư cách chấm thi các NS gạo cội nếu họ đi thi " . Nhờ bài viết của bạn mà Pika có câu trả lời " Các sư phụ thầy đàn nổi tiếng đủ tài chấm thi các NS gạo cội đó, nếu như các NS gạo cội nầy dám đi thi" .

    Không ai thập toàn nên đôi khi lẫn lộn là chuyện đương nhiên . Nhưng khi biết mình lầm lẫn nói sai thì phải tìm cách đính chính lại liền khi có cơ hội . Cho nên Pika Nghĩ rằng NS BT chưa hẳn nhận ra mình đã nói sai đâu .

    Qua chuyện NS BT nói sai bài bản dù bà đã có nhiều năm tuổi nghề . Tự dưng Pika liên tưởng đến việc các NS gạo cội hổng dám đi thi chớ không phải không muốn đi thi . Nếu họ đăng ký đi thi rủi ro hôm đó bị chuyện hi hửu xảy ra hay có sơ xuất gì đó trong lúc thi, danh tiếng bao năm nay xây dựng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng . Cho nên không đi thi là chắc ăn như bắp . Vì với tuổi nghề của họ, ai dám phát biểu là họ sai .

    Pika nghĩ là khi NS BT phát biểu, chắc chắn là có người nhận ra điểm sai của bà, nhưng không ai dám lên tiếng nói vì bà là Tiến Sỉ, NSND có bằng cấp hẳn hoi chứ không phải chuyện chơi .

    Tóm lại làm thầy học cao không hẳn lúc nào mình cũng nói đúng hết, là con người thì có sai sót. Mà biết nhận và đính chính cái sai của mình thì sẽ được mọi người xung quanh nể phục thật sự . Chứ không phải có bằng cấp học vị là được người ta nể phục mình đâu .

    Năm 2017 NS Vũ Linh có làm show và quảng cáo rùm beng. Ban đầu Pika định mua vé đi xem . Nhưng cuối cùng không có đi vì Pika không thấy có gì mới lạ . Toàn là TD củ diễn lại mà thôi .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to pika For This Useful Post:

    nguyenphuc (13-07-2018)

  12. Thanh Quang
    Avatar của Thanh Quang
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    @Thanh Quang: anh đang nhập tửu xuất văn chương đó hả. Nhưng mà em thích... nhậu nữa đi anh.
    Lâu rồi không nhậu với GT. Nhớ lúc ở BT.
    2 mình hẹn hò đi Em, keke
    chỗ cũ nhe.

    Nguyên văn bởi MEM
    Lộn rùi em! Dạo này tửu lượng Quang xuống nên văn lượng Quang lên í mà! hihi
    Tại ko có thời gian, chứ cái tánh cũng nhiều chuyện lắm.

    Nguyên văn bởi caophihung
    Quang dạo này ăn cay dữ nha ! hihi...
    Anh Hùng về Dziệt Lam chưa mà chưa thấy xức hiện vại.

    Nguyên văn bởi MEM
    Lột lữ là nói nhiều, cái này lột da tay hay gì đó anh! hihi

    Chắc xài lộn kem dưỡng da dỏm, nên bị lột da chăng?
    Lột da tay cũng có liên quan đến nói nhiều hả Mem, Đừng nói là cái bệnh của Mem là do bị lột da tay nhe.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. Thanh Quang
    Avatar của Thanh Quang
    Nguyễn Phúc đúng là tuổi trẻ tài cao, am hiểu sâu sắc quá.
    Vụ của NSND BT lần đó có nghe nói.
    Không ai hoàn hảo cả, sơ suất là bất cứ lúc nào, nên hãy chỉ nhìn vào tài năng của NS để xác định có yêu mến hay không, Ở nước ngoài phần lớn họ chỉ quan tâm đến tài năng của nghệ sĩ, trừ những sai trái liên quan đến pháp luật còn không thì họ không quan tâm đến đời tư của NS cho lắm, nhất là mấy cái "xì căng đan" vớ vẩn. Ở VN (hay châu á) thì ngoài tài năng còn phải có đạo đức, phải sống đẹp phải .....đủ thứ nữa. NS càng nổi tiếng thì càng bị soi mói đời tư nhiều thôi, thế nên mới có nhiều NS trầm cảm hoặc thậm chí là tự tử vì không chiu nổi áp lực.
    Đúng là thời điểm đó nói sai thật là không hay, Không riêng gì NSBT mà bất cứ ai ngồi ở đó cũng không được sai, vì Họ đang là người cầm cân nảy mực, quyết định sự "sống còn" của TS.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to Thanh Quang For This Useful Post:

    nguyenphuc (13-07-2018)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Có những bài bản (hoặc một lớp của bài bản) có thể nghe và nói nhầm (lộn) chấp nhận được vì nó cùng hơi cùng dây (tông) hoặc một phần của một lớp ngắn quá, phân biệt không kịp nên nhầm lẫn mà nói lộn thì không ai khắc khe lắm. Nhưng trong trường hợp Mái Ai và Song Cước khác nhau rất rõ rệt là Mái Ai đờn dây Hò Tư (dây đào), Song Cước đờn dây Hò Nhứt (dây kép) nên không thể nào nhầm lẫn mà nói nhầm được. Hơn nữa thí sinh Nguyễn Thanh Toàn là nam (kép) thì nếu ca Song Cước bắt buộc phải ca dây kép. Trong clip dự thi, Nguyễn Thanh Toàn ca dây Hò Tư (dây đào) rõ ràng thì làm sao là Song Cước được, đó là chưa nói đến cấu trúc lòng bản khác nhau. Dây đào và dây kép hai "tông" cách nhau 5 quãng như vậy, NSND-TS BT không lẽ không thẩm âm được. Chuyện không thẩm âm được là hoàn toàn không chấp nhận được đối với một ca sĩ, vì không thẩm âm được thì không bao giờ bắt giọng được và luôn luôn bị đâm hơi (lạc tông), không ăn dây đờn. NSND-TS BT với hơn nửa thế kỷ thâm niên trong nghề ca (hát) thì làm sao mà không biết thẩm âm (nghe và xác định độ cao thấp của tiếng đờn). Nốt Ré (hò tư) cao hơn nốt Sol (hò nhứt) tới 5 quãng làm sao không phân biệt được độ cao thấp chứ. Nếu không thẩm âm được thì làm sao đủ trình độ làm giám khảo?
    Nói đến vấn đề thẩm âm nầy thì không ai có thể chấp nhận NS BT nói sai Mái Ai thành Song Cước được, dù rộng lượng đến đâu.
    Nên nhớ là Nam Ai qua Lớp Mái (Mái Ai) thì không trở dây đổi giọng mà vẫn giữ dây Hò Tư (dây đào), cho nên Mái Ai là dây hò tư. Còn Đảo qua Song Cước bắt buộc phải trở dây đổi giọng qua Hò Nhứt (dây kép), cho nên Song Cước là dây kép. Hai dây đào và kép là hai tông khác nhau thì làm sao nhầm lẫn được cái hơi của nó.
    Vì vậy cái lỗi nầy của NS BT rất là nặng trong nhạc lý sơ đẳng, không biện minh gì được cả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (19-07-2018)

Trang 4/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4
ANH EM CHANNEL